14 thg 6, 2014

Giải pháp hạn chế tắt nghẽn trong hệ thống tưới nhỏ giọt

Phải thường xuyên phân tích chất hóa học, sinh học hòa tan trong nước để tìm ra giải pháp khắc phục tắc nghẽn là một việc làm quan trọng...

Hệ thống tưới nhỏ giọt có nhiều lợi ích như sau:

- Cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho rễ phát triển đồng đều hơn
- Kiểm soát tối đa sự phát triển của cỏ dại
- Tạo độ ẩm thấp xung quanh khu vực cây trồng hạn chế dịch bệnh
- Hạn chế sự xói mòn đất
Nước chảy ra từ các lỗ nhỏ giọt ở bề mặt là vừa phải giúp tiết kiệm nước, hạn chế bay hơi, nâng cao hiệu quả của tưới tiêu.
Tuy nhiên hệ thống tưới nhỏ giọt cần được quản lý đúng cách để đạt được lợi ích cao nhất. Một trong số đó là hạn chế tắc nghẽn đường ống.
Phân tích các nguyên nhân gây ra tắc nghẽn từ hóa học, sinh học và vật lý..
Điều này rất hữu ích khi có sự khác nhau về nguồn nước sử dụng như: nước bề mặt hay mạch ngầm nó ảnh hưởng đến hàm lượng khoáng cây hấp thụ được.
he thong tuoi nho giot
Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động

Các nguyên nhân vật lý gây tắc nghẽn hệ thống

Các nguyên nhân vật lý phổ biến nhất là: hạt cát và các chất lơ lửng khác làm nghẹt lỗ nhỏ giọt.

Khi gặp một số điều kiện thích hợp, các hạt cát nhỏ sẽ tạo thành một hạt có kích thước lớn và gây ra tắc nghẽn. Thông thường nước càng đục thì càng dễ gây ra tắc nghẽn nhưng không phai lúc nào cũng chính xác. Vì thế cần một hệ thống lọc chất lượng và đảm bảo lọc sạch các hạt sạn này.

Các nguyên nhân sinh học thường hay gây tắt nghẽn hệ thống

Nước chảy liên tục trong ống tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm, vi khuẩn và tảo có thể sinh ra chất nhờn. Bản thân chất nhờn này có thể làm tắc các lỗ nhỏ giọt, tuy nhiên chúng còn gắn kết các hạt sạn nhỏ thành một hạt lớn gây ra tắc nghẽn nhanh hơn. Việc này cực kỳ nguy hiểm khi thành phần nước có chứa Mangan, Sắt...
Các loại vi khuẩn sinh chất nhờn có nhiều loại: màu xám, màu đỏ và màu vàng nhạt...Tắc nghẽn do vi sinh vật chỉ phổ biến khi sử dụng nước có chứa nhiều loại vi khuẩn, hàm lượng sắt, mangan và hydro sunfit cao.
Làm đúng các bước khử trùng hệ thống là cách duy nhất hạn chế vấn đề này.

Các nguyên nhân hóa học gây tắc nghẽn hệ thống

Các hợp chất kết tủa không tan là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn. Độ tan của một chất hóa học phụ thuộc vào nhiệt độ của nước, pH, thế oxy hóa khử và nồng độ các khoáng chất có trong nước.
Các yếu tố phổ biến làm tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt thường là kết tủa của các hợp chất sắt, magie, mangan và can xi...đặc biệt là canxi cacbonat (vôi). Nước có chứa các khoáng chất này và với pH trên 7 thì hay gặp trường hợp này nhất.
Sử dụng phân bón không đúng liều lượng cũng là nguyên nhân gây tắt nghẽn lỗ nhỏ giọt, vì các hợp chất hóa học có trong phân không hòa tan hết được. Nên dùng 1 công thức pha phân bón chính xác trước khi cho vào tưới hoặc có một phần mềm tính toán được độ phù hợp của phân bón và nước hòa tan.
Bổ sung một lượng a xít nhỏ có thể làm giảm pH của nước tưới và giảm đi đáng kế sự tắc nghẽn.
Nguồn nước trên bề mặt thường gây ra các tắc nghẽn vật lý, còn mạch ngầm thì gây ra các tắc nghẽn về hóa học.

Các cách kiểm tra tránh tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt

1. Thường xuyên kiểm tra lại nguồn nước để tránh không bị tắc nghẽn đến từ 3 nguyên nhân trên
2. Sử dụng bộ lọc tốt
3. Loại bỏ vi sinh vật bằng cách khử trùng nước và đường ống
4. Ngăn chặn kết tủa không tan của các chất hóa học bên trong đường ống bằng cách điều chỉnh độ pH của nước, giám sát chặt chẽ việc hòa tan phân bón để tránh các phản ứng tạo kết tủa.
5. Kiểm tra định kỳ các đầu, lỗ nhỏ giọt
Hãy sử dụng số liệu của bảng sau để đánh giá được sự tắc nghẽn của hệ thống nhỏ giọt
he thong nho giot
Hạn chế tắc nghẽn trong tưới nhỏ giọt
Kết Luận
Các tắt nghẽn này rất thường hay gặp trong sản xuất khi dùng hệ thống nhỏ giot và thường rất tốn kém chi phí xử lý.
Rất may mắn vì giờ đây sau khi bạn đọc xong bài viết này, các bạn có thể kiểm tra hệ thống nước của mình và tiến hành các phân tích đơn giản để hạn chế các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học cho hệ thống nhỏ giọt của mình.
Trích từ www.israelagri.com - Biên Dịch ITC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét