Ứng dụng hệ thống béc tưới phun mưa cho cây chè ở Thái Nguyên
Hệthống tưới tự động cho cây chè ở Thái Nguyên
Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia
sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè (trà
- đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc"
trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea
viridis.
Tại Việt Nam chè được du nhập vào từ đầu thế kỷ 20
và được trồng nhiểu ở Phú Thọ và Quảng Nam nhưng hiện nay sản lượng chè lớn nhất
và có chất lượng nhất phải kể đến Thái Nguyên.
Để đạt được điều này, Tỉnh ủy Thái Nguyên và Hội
nông dân đã tích cực áp dụng các công nghệ mới vào việc chăm sóc cây chè như nước,
phân, công nghệ chăm sóc…
Hiện nay, để chủ động nguồn nước tưới và công chăm
sóc, các địa bàn huyện ở Thái Nguyên như Tân Cương, Đồng Hỷ, Đại Từ…đã đồng loạt
triển khai mô hình tưới tự động bằng các loại béc tưới phun mưa và súng tưới của
Hoa Kỳ và Đài Loan.
Hiện nay, hầu hết người trồng chè vẫn dùng phương
pháp tưới bằng hệ thống máy bơm trực tiếp, gây lãng phí nước, xói mòn đất, năng
suất, chất lượng và hiệu quả không cao.
Xây dựng mô hình tưới chè bằng béc tưới phun đã giúp nông
dân chủ động nguồn nước tưới trong sản xuất chè, góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng cây trồng, tăng thu nhập cho người lao động.
Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp tưới chè bằng béc
tưới xoay người dân có thể kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân vi
sinh dạng lỏng, từ đó tăng khả năng hấp thụ cho cây chè do phân được hòa tan,
ngấm ngay xuống đất.
Mô hình tưới chè bằng béc tưới xoay sử dụng kỹ thuật
tưới phun mưa là kỹ thuật đưa nước tới cây trồng vào mặt đất dưới dạng mưa nhân
tạo nhờ các thiết bị tạo dòng phun mưa (tia mưa) thích hợp.
Phương pháp này ngày càng được phổ biến và áp dụng rộng
rãi, nhất là tại các nước có nền công nghiệp phát triển.
Sau một năm thử nghiệm trên 10 ha chè tại hai xã Phú
Lạc và Tiên Hội (huyện Đại Từ, Thái Nguyên), phương pháp tưới chè bằng công nghệ
tưới phun mưa đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Ông Lê Thanh Sơn, Trưởng phòng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Đại Từ cho biết mô hình tưới chè bằng van xoay đã mang lại
hiệu quả cao, nhất là đối với những nơi khan hiếm nước và chủ động sản xuất chè
đông, hạn chế tổn thất nước do bốc hơi, phù hợp với sự tăng trưởng của cây trồng,
không làm xói mòn đất.
So với sử dụng phương pháp tưới truyền thống, phương
pháp tưới bằng béc xoay chỉ sử dụng lượng nước bằng 1/4, thời gian tưới giảm
2/3, đảm bảo độ ẩm tương đương nhau, chủ động nước tưới theo đúng thời vụ và
yêu cầu của cây chè.
Nhờ áp dụng thành công mô hình tưới chè bằng béc xoay, năng suất sản phẩm đã tăng thêm 40kg/ha. Trên cùng một đơn vị diện tích nếutưới chè bằng béc xoay thì thu nhập cao hơn phương pháp thủ công là
9.934.000đ/ha/năm.
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang nhân rộng mô hình tại
huyện Phú Lương với diện tích 5 ha chè, thuộc xóm Quyết Thắng, xã Tức Tranh.
Hiện nay, Đơn vị tư vấn giải pháp tưới tự động ITC cũng đã
có mặt các dòng sản phẩm béc tưới phun mưa, tại huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên với
sự hợp tác của Đại Lý Hoàn Thúy.
Xin chúc toàn thể bà con trồng chè và đặc biệt là bà
con tỉnh Thái Nguyên có được một vụ chè bội thu.