26 thg 7, 2014

Xoài “có một không hai” là xoài có mùi vị dừa.

Một loại xoài “có một không hai” là xoài có mùi vị dừa ở Úc.
Xoài lạ có mùi dừa của nông dân ÚC
Nhìn quà xoài "Malibu" hấp dẫn ko?
Nguồn: Internet

Sau nhiều năm mò mẫm lai tạo, ông Leo Skliros, một nông dân tại vùng Berry Springs, phía Nam Darwin, đã thành công với giống xoài có hương vị dừa, dễ ra hoa, kết quả.
Trái xoài có hình thon dài vì một trong những giống xoài gốc để tạo ra nó là giống Irwin - loại xoài có trái dài màu đỏ.
Giống xoài gốc còn lại thuộc giống xoài Kensington Pride, loại được giới trồng xoài ở Australia ưa chuộng vì quả to và hương vị đậm đà.
Ông Skliros cho biết ông phải mất 3-4 năm để phát triển được loại xoài này và rất khó để dự đoán được kết quả của việc lai tạo trong những năm đầu. Tuy nhiên, việc lai tạo là biện pháp cần thiết để phát triển hiệu quả ngành trồng trọt.
Ông dự định đặt tên giống xoài mới là “malibu” - tên một loại rượu rum có hương vị dừa.
Theo ông Skliros, cần 2-3 năm nữa ông mới có thể tung loại xoài mới “malibu” ra thị trường với quy mô thương mại.

19 thg 7, 2014

Tưới nhỏ giọt - phải làm ngay, để cứu nguồn nước sinh hoạt và trồng trọt

Tưới nhỏ giọt - phải làm ngay, để cứu nguồn nước sinh hoạt và trồng trọt

day tuoi nho giot

Như chúng ta đã biết trong thời gian qua, giữa hiệp hội Mía Đường Việt Nam và công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã xảy ra một cuộc tranh cãi ngay gắt về việc HAGL sẽ cho nhập khẩo 30 Tấn đường mà họ sản xuấ tại Lào về tiêu thụ tại Việt Nam với giá thành chỉ bằng 1/3 so với giá thành hiện nay ở thị trường trong nước.
Qua tìm hiểu và cũng dựa trên chính công bố của HAGL thì giá đường của họ rẻ như vậy là do năng xuất mía của HAGL cao gấp 3,5 lần năng xuất Mía ở Việt Nam - Điều làm lên sự gia tăng đột biến về năng xuất này chính là nhờ HAGL đã tận dụng triệt để sự tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào việc sản xuất kinh doanh của mình, đó chính là công nghệ tưới nước bằng phương pháp nhỏ giọt mang từng giọt nước tợi tận rễ cây được áp dụng triệt để cho toàn bộ hàng chục ngàn ha Mía và Cao su của HAGL, công nghệ mà (Ông) Đoàn Nguyên Đức ( Bầu Đức) Thường nói vui rằng, dây tưới nhỏ giọt của HAGL đủ sức quấn quanh 4 vòng trái đất.

Chúng ta cùng tìm hiểu công nghệ tưới nhỏ giọt với các sản phẩm của Rain Bird.

Dây tưới nhỏ giọt số 1 thế giới XFS và XFCV có lưỡi nước đồng thau, sẽ khắc chế ngay lập tức mỗi cọng rễ cây có ý định làm ngẹt lỗ ra nước, hệ thống tự bù áp Auto-Regulate sẽ tự động điều chính lưu lượng & áp xuất sao cho các lỗi nước ở điểm đầu và điểm cuối, ở trên cao và dưới thấp(địa hình đồi dốc) đều cho ra một lượng nước đều nhau nhất. Bên cạnh đó, với vật liệu được làm bằng nhựa - pha đồng thau cho phép người sử dụng có thể vừa chôn dưới đất hoặc để nổi trên bề mặt mà không ảnh đến chất lượng dây tưới với thời gian bảo hành lên tới 10 năm này.
vòi tưới nhỏ giọt
Vòi tưới nhỏ giọt nhiều lỗ

Trở lại với vấn đề tưới cảnh quan

Hiện các nhà thiết kế hệ thống tưới tự động tại Việt Nam hoặc là không có kinh nghiệm hoặc là không biết hoặc cố tình lờ đi việc phải bố trí đúng chủng loại vòi tưới, phương pháp tưới cho phù hợp với sự đa dạng của cảnh quan ngay trong một khu vườn cố định bằng việc đánh đồng hoặc thiết kế toàn bộ một chủng loại vòi phun tưới cho toàn bộ khu vực cảnh quan lớn nhỏ, dài ngắn, vuông tròn.. khác nhau

bec phun mua

(Việc bố trí vòi tưới phun mưa tại những thảm cỏ lớn là đúng đắn)

Tuy nhiên Việc bố trí vòi phun mưa ngay ở những khu vực có diện tích hẹp như thế này sẽ dẫn tới việc lãng phí nước rất lớn.


tuoi cay


(Điều này sẽ làm cho lượng nước tràn ra đường đi gây lãng phí, mất thẩm mỹ và nguy hiểm cho người tham gia giao thông )

Với các vị trí nhỏ không cần tới vòi tưới cảnh quan lớn, thì chúng ta nên nghiên cứu và áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt với các loại dây tưới XFCV, XFS của Rainbird sẽ hay hơn và tiết kiệm hơn rất nhiều.
day nho giot

11 thg 7, 2014

Bỏ kinh doanh nhà đất, đại gia về trồng rau thơm thu bạc tỷ

Bỏ Kinh Doanh Nhà Đất, Đại Gia Về Trồng Rau Thu Tiền Tỷ

    Người đầu tiên đưa các giống rau thơm Tây về Việt Nam, bà Thu Cúc đang thu về tiền tỷ.

    Hành trình khó khăn đưa rau thơm Pháp vào Việt Nam

    Sau những tháng ngày mệt mỏi vì kinh doanh bất động sản thua lỗ nặng, bà Phạm Thị Thu Cúc quyết đoạn tuyệt với nghề này. Vay mượn thêm tiền bạc, gia đình bà Cúc bỏ Đà Lạt vào vùng Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương mua đất lập vườn, tập tành làm nông dân. Vốn liếng hạn hẹp, kỹ thuật không có là những trở lại lớn đối với một người làm nông nghiệp.
    Sáng ra vườn, tối tìm đến những người có kinh nghiệm trồng rau công nghệ cao trong vùng để học hỏi, áp dụng vào sản xuất, cuối cùng những lô hàng rau sạch của gia đình bà Cúc cũng đã đến được với người tiêu dùng TP HCM.

    Bà Cúc là người đầu tiên đưa giống rau thơm Tây về trồng.

    Khi thị trường đã quen mặt sản phẩm rau công nghệ cao của gia đình bà Cúc, lãnh đạo một siêu thị lớn tại TP HCM động viên bà Cúc đưa giống rau thơm châu Âu về trồng để cung cấp cho người nước ngoài, siêu thị này cam kết bao tiêu sản phẩm.

    Tuy nhiên, điều khó khăn nhất lúc này là rau thơm Tây chỉ hướng tới người dùng nước ngoài, tức chiếm sản lượng tiêu thụ rất ít trong khi chi phí đầu tư sản xuất, hạt giống nhập khẩu giá cao, khả năng thua lỗ là rất lớn nhưng họ vẫn quyết định thực hiện.

    Một khó khăn nữa khiến bà Cúc không thể ngờ tới đó là mua hạt giống rau thơm Tây không dễ mặc dù vào thời điểm này, con gái của bà đang du học ở Pháp. “Do mình mua với số lượng ít nên con gái tôi tìm đến công ty hạt giống nào ở Pháp họ cũng từ chối không bán vì còn liên quan đến hóa đơn, chứng từ…”, bà Cúc cho biết.

    Phải khá chật vật và mất nhiều thời gian thuyết phục, kể cả nhờ bạn bè ở nước sở tại tác động, cuối cùng con gái bà Cúc mới mua được hơn 10 loại giống hạt rau thơm Tây như chervil (ngò rí Tây), basil (quế Tây), chocolate mint (bạc hà tây tím), thyme (xạ hương Tây), rosemary (hương thảo Tây)… tại một công ty miền Nam nước Pháp gửi về cho bà Cúc trồng thử.

    Đất đã sẵn, giống có trong tay nhưng không có kỹ thuật, gia đình bà Cúc không biết trồng ra sao, thời gian nào trong năm là chính vụ của các loại rau này để gieo trồng? Dò hỏi khắp các mối quan hệ cũng không ai biết cách trồng, chăm sóc loại rau thơm Tây này, cuối cùng bà Cúc đành tự mò mẫm gieo trồng, chăm sóc y như trồng các loại rau công nghệ cao ở Đà Lạt, vừa làm vừa theo dõi để điều chỉnh kỹ thuật canh tác.
    Sau gần hai tháng, vườn rau thơm Tây trong nhà kính với hơn 10 loại đã đâm chồi, đẻ nhánh phủ kín mặt đất. Siêu thị METRO đứng ra nhận bao tiêu sản phẩm cho gia đình bà Cúc. Thế nhưng, trong hàng chục kg rau thơm Tây của gia đình bà Cúc khi đó chuyển xuống TP HCM mỗi ngày chỉ bán được 2 – 3kg, phần còn lại đều phải đổ bỏ.

    Sản phẩm làm ra không bán được dẫn đến thua lỗ không chỉ vài tháng mà kéo dài cả năm nhưng bà Cúc vẫn kiên trì sản xuất, đưa ra thị trường để người tiêu dùng làm quen dần, hi vọng sẽ tiêu thụ tốt trong tương lai.

    Thành tỷ phú miệt vườn

    Hiện mỗi ngày bà Cúc cho xuất đi TP HCM khoảng 30kg, với giá bán bình quân là 100.000đ/kg, tính ra mỗi năm rau thơm Tây cho gia đình bà thu về gần 1,2 tỷ đồng.

    Ngoài các loại rau thơm gia đình bà Cúc còn trồng nhiều loại hoa màu khác. Hằng ngày bà rất bận rộn vì khắp nơi liên hệ đặt hàng.

    Diện tích rau thơm Tây cũng được bà Cúc cho mở rộng từ vài trăm mét lên 4.000 m2 trong nhà kính. Bà Cúc tiết lộ, trong thời gian tới sẽ chế biến các rau thơm Tây thành trà khô thương phẩm. Đây là hướng đi mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ các loại rau mới được di thực về Việt Nam này.

    Theo bà Cúc, nhờ có rau thơm Tây mà từ chỗ kinh tế khó khăn nay gia đình bà đã xây được biệt thự, mua sắm ôtô, vật dụng trị giá hàng tỷ đồng.
    Theo Doanh nhân thành đạt

    Quốc Gia khởi nghiệp với những dự án nông nghiệp thay đổi toàn cầu?

    Đất nước Israel, nằm ở cửa ngõ nối liền hai lục địa Á - Âu, rộng khoảng 27.000km2. Gần 60% diện tích nước này bị sa mạc Negev bao phủ và thời tiết khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Vậy mà nông nghiệp ở đó vẫn cung cấp 95% nhu cầu lương thực thực phẩm nội địa.
    Israel, nằm ở cửa ngõ nối liền hai châu Á, Âu, rộng khoảng 27.000km2. Gần 60% diện tích nước này bị sa mạc Negev bao phủ và thời tiết khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Vậy mà nông nghiệp ở đó vẫn cung cấp 95% nhu cầu lương thực thực phẩm nội địa và là nguồn cung nông sản hàng đầu cho châu Âu. Doanh nghiệp Việt có thể rút ra những bài học gì từ các trang trại Israel?

    Họ cạnh tranh bằng sự sáng tạo của mỗi cá nhân?


    Israel có chỉ số vốn đầu tư khởi nghiệp trên đầu người cao gấp đôi thung lũng Silicon và sở hữu bản quyền công nghệ, các dự án khởi nghiệp nhiều hơn cả Liên minh châu Âu.
    cong nghe israel
    Quầy bán rau củ của một nông dân
    Israel đầu tư rất nghiêm túc cho sáng tạo, đặc biệt là trong nông nghiệp, với mô hình viện nghiên cứu ứng dụng khoa học trong nông nghiệp Volcani. Thành lập năm 1921, hiện có 184 nhóm nghiên cứu tại sáu trung tâm, viện Volcani là nơi khởi nguồn của hầu hết các dự án nông nghiệp.
    Mọi khâu trong sản xuất nông nghiệp tại Israel đều được chú trọng áp dụng kỹ thuật mới. Khâu nhân giống đã có “ngân hàng gen” của viện Volcani – nơi lưu trữ toàn bộ giống cây trồng ở Israel, từ các giống gốc cho đến sản phẩm biến đổi gen.
    Đây là nơi cho ra đời các giống cam lai quýt có giá trị dinh dưỡng cao nhất thế giới và là món ăn ưa thích của các nước châu Âu. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Israel khuyến khích các dự án khởi nghiệp đưa ra các bước đột phá nhằm tăng năAng suất và tiết kiệm tài nguyên.

     Quốc gia khởi nghiệp? Năm dự án khởi nghiệp có thể góp phần thay đổi ngành nông nghiệp toàn cầu.

    1. Grow Fish Anywhere (GFA): Nuôi cá ở bất kỳ nơi nào: việc nuôi cá quy mô lớn có tác động rất lớn đến môi trường: chất thải từ việc nuôi cá thường có hàm lượng nitrate cao, phải thường xuyên xả bể thay nước. Phương pháp này gây tốn kém và bị cấm ở nhiều quốc gia do gây ô nhiễm.
    GFA đã giới thiệu một hệ thống khép kín giúp phân giải nitrate ngay trong bể và luân chuyển nước. Hệ thống này có thể được xây dựng ở bất kỳ đâu và việc luân chuyển nước giúp bể sạch vĩnh viễn và chỉ tốn từ 10 – 14 lít nước để tạo ra 1kg thịt cá so với thịt bò là 1.800 lít!

    2. Sol-Chip: Israel là một trong những nước áp dụng các kỹ thuật cảm biến trong nông nghiệp đầu tiên trên diện rộng: các chủ trang trại dùng máy ảnh nhiệt để đo mật độ nước trên ruộng, xác định khu vực nào cần tưới, tưới bao nhiêu nhằm hạn chế tối đa lãng phí nước.
    Sol-Chip cũng đã phát triển dòng chip cảm biến dùng năng lượng mặt trời có thể gắn lên gia súc gia cầm để theo dõi tình trạng sức khoẻ của chúng với pin tự sạc bằng ánh nắng mặt trời. Trước đây, nông trang nuôi bò phải thay bộ theo dõi sáu tháng một lần: Sol-Chip sẽ giúp các chủ trang trại tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc.
    cong nghe israel
    Trại nuôi cá nằm giữa lòng sa mạc

    3. Kaiima Bio-Tech: Nhà sản xuất các giống siêu ngũ cốc. Hiện nay, sản lượng các giống ngũ cốc thử nghiệm tại Kaiima đã tăng từ 15 – 50%, theo Doron Gal, CEO của Kaiima.
    Với tình hình nhu cầu tiêu thụ ngũ cốc của thế giới tăng hơn 90% trong 30 năm qua, và sẽ tăng 1,5% mỗi năm trong tương lai, thành công của Kaiima sẽ giúp giải quyết vấn đề lương thực và tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, vật tư, để nuôi trồng các giống khác. Con số 65 triệu USD tiền đầu tư từ các cá nhân và tổ chức nổi tiếng thế giới, trong đó có tỉ phú Li Ka Shing, đã chứng tỏ tầm quan trọng của Kaiima trong con mắt giới đầu tư.
    4. Tipa Corporation: Đóng gói trái cây bằng phương pháp hữu cơ. Tận dụng điều kiện khí hậu, Israel chiếm ưu thế trong thị trường trái cây mùa đông ở châu Âu và Nhật. Lượng trái cây xuất khẩu tăng cao, bao bì nilông cần dùng cũng tăng theo, có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vì thế TIPA đã tạo ra sản phẩm polymer hữu cơ có thể phân huỷ hoàn toàn trong sáu tháng, có độ giãn cao hơn, và giữ độ ẩm tốt hơn nilông thường nhằm làm trái cây tươi ngon hơn.
    Ngoài ra, TIPA cũng sử dụng các phương pháp hữu cơ khác như dùng tinh dầu bạc hà hay cách sử dụng nhiệt độ giảm dần giúp trái cây “làm quen”môi trường như khi đóng gói trái bơ xuất qua Nhật, môi trường nhiệt độ giảm dần, từ 20, 15, 10, cho đến 1 độ C nhằm khử côn trùng.
    5. Morflora: Dùng virút thực vật cải thiện chất lượng hạt giống cây trồng. Ba nhà khoa học trẻ ở Tel Aviv (sinh học, hoá học, nông nghiệp) cùng hợp tác xây dựng một công ty cung cấp hạt giống đặc sắc theo yêu cầu từng đơn đặt hàng của nông dân.
    Morflora thử nghiệm thay đổi giống cây từ rau xanh đến các loại củ, cây ăn quả… bằng công nghệ sinh học: tìm cách sử dụng virút thực vật mang gen vào bên trong hạt giống, mang lại cho hạt giống những tính năng mới mà người nông dân mong đợi như giống cây mạnh, kháng sâu bệnh, cần phân bón ít hơn, năng suất tốt hơn… mà không thay đổi bộ gen cơ bản và chỉ ảnh hưởng một đời hạt giống. Đơn đặt hàng của các hợp tác xã và cả các hộ nông dân cá thể từ Mỹ, Israel và nhiều nước dành cho Morflora hiện làm không xuể.

    Việt Nam đang áp dụng như thế nào?

    Hiện nay, Việt Nam đã có vài dự án nhiều tiềm năng như việc sản xuất “kẻ thù tự nhiên” của CT Trodicorp (nuôi những con sâu chống lại sâu bệnh, chính những con sâu này ăn các loại sâu bệnh, thay thế thuốc trừ sâu trong canh tác) hay dự án phân phối rau củ tươi từ Đà Lạt vào Sài Gòn. 
    Làm nông nghiệp hiện nay phải thật chuyên nghiệp và đòi hỏi khoa học kỹ thuật với nhiều sáng tạo. Việt Nam cần phải xác định mình nên bắt đầu từ đâu.
    Thử hỏi, bao lâu nữa chúng ta mới bằng được họ? Trong khi mọi chính sách về công nghệ nông nghiệp hầu như là bỏ trống và trong khi người dân vẫn phải tự bơi để tìm đường cứu Mảnh Vườn, Trang Trại của chính mình.

    7 thg 7, 2014

    Dân thành phố trồng rau sân thượng: Bỏ vài chục ngàn ăn rau sạch cả năm


    Dân thành phố trồng rau sân thượng: Bỏ vài chục ngàn ăn rau sạch cả năm

    Các dân cư thành thị ở Hà Nội chỉ mất vài chục nghìn đồng tiền giống, đã sở hữu được vườn rau, quả sạch trên tầng thượng, phục vụ quanh năm cho cả gia đình.
    rau sach thanh pho

    Vốn ưa ăn rau sạch, lại tiết kiệm chi phí cho bữa cơm thời kinh tế khó khăn, chị Huệ đã kỳ công chăm sóc vườn rau rộng 60m2 trên sân thượng nhà mình.
    rau sạch thành phố
    Nhiều loại rau phổ biến được chị trồng quanh năm như mồng tơi, rau đay, rau muống, các loại cải... Ngoài ra, những loại rau không phổ biến ở thành phố như dền đỏ, dền cơm, lá lốt, đài bi, rau má, ...cũng được chị ươm trồng.
    rau sạch thành phố
    Chị cho biết, năm 2011, khi bắt đầu xây nhà, chị đã có kế hoạch trồng rau sạch. Sau khi thuê thợ mua đất bãi sông Hồng chuyển lên tầng thượng, chị mua thùng xốp, hạt giống và bắt đầu trồng rau.
    rau sạch thành phố
    "Cả gia đình 4 người, một ngày 2 bữa rau ít nhất đã 10.000-15.000 đồng. Nếu chăm nom được vườn này, chỉ vất vả bỏ công, vừa có rau sạch ăn lại tiết kiệm chi tiêu", chị Huệ nói.
    rau sạch thành phố
    Ngoài tưới nước, chị Huệ thường lấy rau hỏng ủ dưới gốc làm phân xanh và tuyệt đối không sử dụng phân hoá học.
    rau sạch thành phố
    Để có vườn rau ăn cả năm, chị Huệ cho biết chỉ mất vài chục nghìn tiền giống lứa đầu tiên. Sau khi có thu hoạch, chị thường tự nhân giống bằng hạt già, hoặc thân cây.
    rau sạch thành phố
    Trồng rau trong thùng xốp dễ bị ngập úng, do đó, người trồng phải khéo léo và có phương pháp nhất định. Chị Huệ thường trồng theo phương pháp bán thuỷ canh. Phần dưới tấm xốp là nước, phần trên là đất. Cây hút dinh dưỡng từ cả đất và nước để sống.
    rau sạch thành phố
    Không chỉ có các loại rau, chị Huệ còn trồng được nhiều loại cây ăn quả khác. Cây khế này có tuổi đời 2 năm đang ra hoa.
    rau sạch thành phố
    Ổi cũng chi chít quả.
    rau sạch thành phố
    Bưởi da xanh để ăn hoặc thắp hương những ngày rằm, lễ, tết.
    rau sạch thành phố
    Các cây gia vị-rau thơm, cây thuốc cũng được chị trồng ken nhau, vừa để tiết kiệm diện tích lại dễ chăm sóc.
    rau sạch thành phốPhóng to
    Tầng thượng còn được chị Huệ bắc giàn trồng nho, vừa không tốn diện tích lại có bóng mát.

    6 thg 7, 2014

    Rừng Chè Cổ Thụ Cao như Tòa Nhà 9 Tầng

    Rừng Chè Cổ Thụ Cao như Tòa Nhà 9 Tầng

    Lần đầu tiên, ở Việt Nam người ta tìm được một rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đường kính cây trên 1m và cao gần 30 mét. Phải chăng nguồn gốc của chè Thái Nguyên là ở đây?

    Bác nông dân "ham" truy tìm chè cổ
    Đó là câu chuyện “săn” chè cổ thụ của lão nông Nguyễn Văn Tuân ở xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Thuở bé, ông Tuân đã nghe các cụ cao niên kể về rừng chè Bát Tiên cổ thụ trên núi cao gần 1000 m, thuộc địa phận thôn Lưu Quang. 
    Chè cổ thụ
    Hai người ôm không hết cây chè cổ
    Lời kể rằng đó là rừng chè của các tiên ông ngự trị. Nơi đó âm u, sương khói bao phủ suốt ngày đêm, lại có dãy núi Hồng cao chót vót làm bức tường thành bảo vệ rừng chè trước bất kỳ kẻ nào có ý đồ xâm phạm.
    Đây cũng là khu vực rừng rậm, nhiều thú dữ như hổ báo và các loại trăn, rắn lớn nên hầu như không ai đủ gan lên đó. 
    Cụ Thảo, 92 tuổi móm mém kể rằng, hồi còn nhỏ hay chăn trâu ở khu vực chân núi. Thỉnh thoảng cụ lại nghe thấy những tiếng hát từ trên núi vọng lại và mùi chè thơm thoang thoảng bay qua.
    Có một điều lạ là đàn trâu không bao giờ dám lên trên sườn núi ăn cỏ. Sau này, cụ Thảo cũng vài lần nhắc nhở con cháu không được lên trên núi vì sợ điềm chẳng lành. Từ đó, người ta chỉ được nghe loáng thoáng những câu chuyện về rừng chè cổ nửa hư nửa thực qua lời đồn.
    Không tin vào chuyện thần tiên, ông Tuân đã vài lần đeo ba lô lên núi nhưng đều không có kết quả. Năm 2008, phóng viên cũng đã một lần cùng ông Tuân lên núi cả tuần lễ nhưng không tìm ra rừng chè cổ thụ như lời đồn của dân làng. Không bỏ cuộc, ông Tuân tiếp tục hành trình đến từng ngọn núi để tìm ra được chè tiên.
    Thế rồi trong một lần đi “săn” chè cổ đầu năm 2011, ông Tuân mệt lả ngồi tựa lưng vào gốc cây bên núi nghỉ ngơi. Ngắt lá chè từ một nhánh cây trong khe núi cho vào miệng, mùi vị lạ kỳ đã khiến ông Tuân không khỏi ngỡ ngàng. Ông bật dậy, nhìn xung quanh thì chính cây cổ thụ mình tựa lưng vào là một cây chè Bát Tiên khổng lồ mà bao nhiêu năm qua ông kiếm tìm.
    Ngẩn ngơ trong rừng cho đến xẩm tối, ông Tuân mới xuống núi và giấu tịt câu chuyện chè cổ với tất cả mọi người vì sợ kẻ xấu sẽ chặt hạ hoặc làm một điều gì đó bất kính với “thần linh”.  
    Tưởng xà cừ...xém đốn làm củi
    Không có niềm đam mê “săn” chè cổ như ông Tuân, không tin vào những câu chuyện mộng mị mà người làng hay kể, ông Trần Văn Lập, vốn là một tiều phu ở xã Minh Tiến lại có được cái duyên thấy được rừng chè Bát Tiên.
    Cây chè cao 30m
    Có cây cao tới 30m
    Trong một lần đi lấy củi, ông Lập thấy một con trăn hoa khá lớn trườn qua khe núi lên phía trên. Định bắt con trăn lớn ấy nên ông Lập đi theo, đến lưng chừng núi thì con trăn chui vào một cái hang nhỏ gần đó rồi mất hút.
    Mất dấu “quái vật” nhưng ông Lập lại thấy mấy cây gỗ lạ. Nhìn kỹ, ông Lập cho rằng đó là cây xà cừ nên đã vài lần định vác búa rìu vào chặt hạ lấy củi.
    Tháng 4/2011, ông Lập cùng 2 người con chuẩn bị sẵn sàng như cưa máy, dao rựa, cưa tay và một con trâu kéo vào rừng chặt hạ xà cừ. Lưỡi cưa vừa chạm đến thân cây thì ông Tuân xuất hiện và ngăn lại.
    Chính bố con ông Lập cũng bất ngờ khi biết đây là cây chè cổ Bát Tiên mà những cao niên thường kể.
    Để kiểm chứng, ông Lập cho con trai trèo lên ngọn cây hái vài lá xuống thử thì đúng là vị chè Bát Tiên quý hiếm. Họ quyết định giữ kín bí mật về rừng chè cổ thụ nhưng thông tin vẫn bị rò rỉ.
    Trước thông tin có được từ người dân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đại Từ đã nhanh chóng thành lập đội khảo sát rừng chè Bát Tiên cổ.
    Từ thị trấn Đại Từ vượt 20 cây số mới đến được trung tâm xã Minh Tiến. Đến đây, tất cả phải đi bộ leo núi, băng rừng gần 4 giờ đồng hồ mới lên được khu vực có rừng chè cổ thụ. 
    Rừng chè hiện ra trước mắt, cả đoàn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và cổ thụ của những “cụ” chè Bát Tiên. Xen bên thân chè là những cây trúc già cỗi đã úa vàng và nhiều loại cây gỗ lạ tạo cho rừng chè một “hàng rào dây thép gai” vững chắc nên rất khó để đột nhập.
    Người dẫn đường phải dùng đến dao rựa phát gai mây cho thoáng. Càng vào sâu bên trong, rừng chè càng hiện ra rõ mồn một. Có những cây cao trên 20 mét và đường kính lên tới trên 1 mét.
    Trưởng đoàn khảo sát là ông Trương Mạnh Kiểm, hiện đang là Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ cho biết thực sự choáng ngợp trước một di sản tuyệt vời mà Thái Nguyên có được. Có những cây lớn 3 người ôm không xuể và độ cao tới gần 30 mét. Tán cây chè xòe rộng phủ kín một vùng và thi thoảng lại có mùi thơm quyện với cây rừng ngào ngạt. 
    “Nằm trên dãy núi Hồng với độ cao gần 1000 mét so với mực nước biển nên rừng chè dường như rất hoang sơ, đó có lẽ là lý do mà rừng chè còn tồn tại cho đến ngày nay”, ông Kiểm phán đoán. 
    Bảo tồn thế nào? Phải làm ra sao?
    Qua khảo sát cho thấy, trong rừng chè cổ có trên chục cây được gọi là “cụ chè” vì kích cỡ “khủng” cùng độ tuổi. Theo phán đoán của Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ Lê Thanh Sơn thì những cây chè ở đây có tuổi thọ hàng trăm năm. Còn nhiều người dựa vào kích cỡ thân cây và những “mắt” có trên vỏ cây thì cho rằng, rừng chè đã có cách đây hàng ngàn năm.
    Phải leo rất cao mới hái được búp chè.
    Phải leo rất cao mới hái được búp chè.
    Theo quan sát của phóng viên, bên cạnh những “cụ chè” còn tồn tại xanh mướt thì nhiều thân cây chè bị đổ đã và đang rục muỗng có kích cỡ lớn hơn rất nhiều. Đây là điều chứng tỏ, nơi đây đã từng có rừng chè hoang dã tồn tại lâu đời với quy mô lớn trên dãy núi Hồng.
    Ông Lê Thanh Sơn, sau khi “lệnh” cho nhân viên lên hái lá chè nếm thử đã rất hồi hộp. Đúng như một số người trước đây trong xã Minh Tiến được nếm thử, chè cổ thụ nơi đây có vị mát và hương thơm như chè Bát Tiên.
    Hiện đoàn khảo sát đã lấy mẫu giống và gửi Viện Chè Trung Ương để nghiên cứu. Ông Sơn cho rằng, rất có thể chè cổ là nguồn gốc chè Thái Nguyên bây giờ. Cùng với sự phát hiện tuyệt vời về chè, câu chuyện chăm sóc bảo vệ để bảo tồn rừng chè cổ này cũng là một trong những bài toán khó và cấp bách của ngành Nông nghiệp huyện Đại Từ.
    Bởi lẽ, hiện nay nhiều người địa phương vì tò mò đã “khăn gói quả mướp” lên thăm “cụ chè”. Tuy nhiên, cũng không ít kẻ hám lợi đang lăm le chờ cơ hội chặt đưa “cụ” đi bán.
    Ông Sơn cho biết: “Cùng với công tác bảo vệ, huyện Đại Từ đồng thời có kế hoạch sưu tầm và xây dựng vườn chè cổ nhằm thu hút du khách tham quan, thưởng thức các loại chè ngon của địa phương, tạo thêm một sản phẩm du lịch đặc sắc cho Festival Trà quốc tế sắp tới tại Thái Nguyên”.
    Hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ có được một nơi du lịch lý tưởng và thưởng thức được đặc sản của Thái Nguyên. Chè Bát Tiên.
    Trích: Báo Pháp Luật

    29 thg 6, 2014

    Xài sang - Một nông dân Việt thuê chuyên gia Pháp trồng Dâu Sạch

    Bà Nguyễn Thị Bích Thủy đã phải thuê cả chuyên gia đến từ Pháp chăm sóc cho vườn dâu tây nhà mình để có năng suất và chất lượng tốt hơn.

    vuon dau tay sach
    Bà Thủy bên vườn dâu nhà mình

    Ứng dụng kỹ thuật ÂU CHÂU giữa lòng Phố Sương Mù


    Bà Nguyễn Thị Bích Thủy chủ trang trại "xài sang" này cho biết, năm 2010, giữa lúc diện tích dâu tây tại Đà Lạt đang giảm mạnh vì dịch bệnh không có thuốc chữa, giá mặt hàng này tăng lên đột biến nhưng nhà vườn không có hàng bán. Ngay thời điểm này, gia đình bà đã bắt đầu lập nông trại dâu tây trong nhà kính. Giống dâu Mara Des Bois nổi tiếng từ Pháp đã được gia đình bà nhập về Việt Nam để sản xuất thương mại. 


    vuon dau tay sach
    Vườn dâu Pháp mới trồng cho gia đình bà Thủy

    Theo bà Thủy, dâu tây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không phải ai cũng trồng được. Tại Đà Lạt, không ít nhà vườn trồng loại cây này đã thất bại vì dịch bệnh hoặc sinh trưởng rất tốt nhưng không có quả. Thời gian đầu, trang trại dâu tây của bà Thủy gặp không ít khó khăn vì dịch bệnh, nấm mốc, do thiếu kỹ thuật chăm sóc, có những lúc gia đình bà đã nghỉ tới thất bại.
    Biết là không thể thành công nếu không có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ về kỹ thuật của các chuyên gia về dâu tây, bà Thủy đã liên hệ thuê một số chuyên gia trong lĩnh vưc này của Pháp và Hà Lan về Đà Lạt khảo sát, tư vấn, thiết kế mô hình trang trại. Được sự giúp đỡ kịp thời của các chuyên gia về dâu tây, tất cả những khó khăn trước đây đều được khắc phục, trang trại dâu tây Mara Des Bois của Pháp đã được hình thành trên diện tích 3ha trong khuôn viên Khu du lịch hồ Than Thở. Toàn bộ trang trại được đầu tư theo công nghệ Pháp, đạt tiêu chuẩn Châu Âu, tổng nguồn vốn đầu tư lên tới 13 tỷ đồng. 



    Sản phẩm dâu tây sạch của gia đình bà Thủy được trồng trên giá thể sơ dừa, trong nhà kính, trên dàn cao cách mặt đất 1m cùng hệ thồng tưới tiêu tự động nhỏ giọt, phun sương khép kín. Hiện sản lượng trung bình mỗi năm đạt 36 tấn nhưng vẫn không đủ để cùng cấp cho nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, dâu tây được sản xuất tại đây không sử dụng thuốc trừ sâu, các loại sâu bệnh gây hại trên dâu đều được xử lý bằng phương pháp sinh học nên có thể hái và ăn ngay tại vườn mà không cần phải rửa.
    Theo bà Nguyễn Thị Bích Thủy, trồng dâu tây bằng công nghệ Châu Âu là một sự đầu tư cực kỳ tốn kém, tất cả đều phải tuân theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt dưới sự giám sát, tư vấn chặt chẽ của các chuyên gia về dâu tây người Pháp và Hà Lan. Tất nhiên, giá loại dâu tây siêu sạch này cũng cao gấp nhiều lần so với dâu trồng bằng phương pháp thông thường, trung bình từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Hiện sản phẩm dâu tây của trang trại gia đình bà Thủy chủ yếu bán cho khách du lịch, các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê và một số cửa hàng bán lẻ.

    Nơi du lịch hấp dẫn 


    vuon dau tay sach
    Du khách đến tham quan ngày càng đông

    Trang trại dâu tây theo công nghệ Pháp, đạt tiêu chuẩn Châu Âu của gia đình bà Thủy đã trở thành một điểm đến kỳ thú cho du khách. Ở trang trại này, mưa không đến mặt, nắng không tới đầu, khi trời nắng nóng lập tức hệ thống phun sương sẽ tự động làm mát cho dâu.


    Toàn bộ mặt đất đều được trải một thảm bạt, các luống dâu tây thẳng tăm tắp, cách mặt đất đều 1m. Chị Vũ Thị Hải, một du khách đến từ TP HCM cho biết, chưa bao giờ chứng kiếm nông trại nào sạch sẽ, hiện đại và khoa học như nông trại dâu tây của gia đình bà Thủy. Những người trong đoàn khách của chị Hải đều trầm trồ và tỏ ra thích thú khi bước vào vườn dâu, tự tay mình lựa chọn từng quả để thưởng thức và mua dâu tây về làm quà cho gia đình và người thân.
    Bà Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết, tuy mới đưa nông trại dâu tây chính thức vào hoạt động chưa lâu nhưng hằng ngày đã có rất đông du khách tới tham quan, hái dâu. Hiện một số công ty du lịch đã đặt vấn đề mở tour đưa khách tham quan trang trại dâu của công ty này.

    Đó là sự thành công bước đầu của việc áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp và kết hợp với du lịch đã mở ra chương mới cho nông dân Đà Lạt.